Thứ Hai, 22 tháng 7, 2013

Đổi mới sách giáo khoa lịch sử: Cần đưa vấn đề biển Đông vào giảng dạy Xem thêm tại: http://tamvoc.com/Doi-moi-sach-giao-khoa-lich-su-Can-dua-van-de-bien-Dong-vao-giang-day/3341940 Hóng Chuyện - "toàn chuyện cả huyện kháo nhau"

Đổi mới sách giáo khoa lịch sử: Cần đưa vấn đề biển Đông vào giảng dạy


Hội thảo chuyên gia về sách giáo khoa (SGK) môn lịch sử ở trường phổ thông đã được Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TPHCM) tổ chức ngày 10-5, tại Hà Nội.Trước thực trạng nhiều học sinh chán môn sử hiện nay, trong đó có nguyên nhân từ việc SGK môn sử thiếu tính hấp dẫn đã được mổ xẻ nhiều lần. Bộ GD-ĐT cũng đã mời Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam vào cuộc để cùng nhau “chấn hưng” việc dạy và học sử. GS Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đề xuất, SGK môn sử mới cần được thể hiện như một công cụ học tập đầy đủ của học sinh, trong đó có phần giới thiệu hệ thống rồi đi sâu vào một số nội dung cơ bản, có chọn lọc, kèm theo là hướng dẫn học tập, trau dồi kỹ năng, tư duy cho học sinh, phần đọc thêm... phần chốt lại là những kiến thức cơ bản, kèm theo là các sơ đồ, bản đồ, bản vẽ, ảnh minh họa... rất phong phú, hấp dẫn, dễ học, dễ hiểu. Nội dung SGK phải xuất phát từ yêu cầu bồi dưỡng năng lực, phẩm chất con người theo từng lứa tuổi, phải đảm bảo tính khoa học, khách quan, độ tin cậy cao. Quan trọng hơn cả, sự hấp dẫn của SGK sử chưa đủ mà phải xác định lại vị thế môn lịch sử trong trường học (theo kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới, sử là môn học bắt buộc). Đặc biệt, theo GS Phan Huy Lê, một trong những vấn đề cần phải cấp bách đưa vào SGK lịch sử hiện nay đó là vấn đề biển Đông , quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (sau nhiều lần Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam kiến nghị thì Bộ GD-ĐT vẫn chưa có ý kiến chính thức về việc này). Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) đề xuất, cần phải tăng thêm thời lượng môn lịch sử từ 0,5 - 1 tiết/tuần. Hiện tại, thời lượng dạy môn lịch sử hạn chế nên giáo viên còn gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, cần giảm bớt kênh chữ, tăng kênh hình. Nên có cuốn atlat lịch sử giúp học sinh dễ dàng hệ thống kiến thức cũng như ôn tập.

Xem thêm tại: http://tamvoc.com/Doi-moi-sach-giao-khoa-lich-su-Can-dua-van-de-bien-Dong-vao-giang-day/3341940
Hóng Chuyện - "toàn chuyện cả huyện kháo nhau"


Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tích cực

Giới thiệu phần mềm CAMTASIA STUDIO 6, một trong những công cụ hỗ trợ sử dụng có hiệu quả phần mềm PowerPoint, Violet, soạn giáo án điện tử và các phần mềm khác trong soạn bài giảng điện tử và ứng dụng giải pháp giảng dạy tiên tiến(E- learning )

CHIA SẺ KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG PHẦN MỀM CAMTASIA6
HỖ TRỢ SOẠN GIÁO ÁN E-LEARNING TRONG DẠY HỌC
1. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học là xu thế phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đại
Chúng ta đang sống trong thời đại của hai cuộc cách mạng: cách mạng khoa học – kỹ thuật (CMKH-KT) và cách mạng xã hội. Những cuộc cách mạng này đang phát triển như vũ bão với nhịp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử loài người, thúc đẩy nhiều lĩnh vực, có bước tiến mạnh mẽ và đang mở ra nhiều triển vọng lớn lao khi loài người bước vào thế kỷ XXI.
Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology – ICT) là một thành tựu lớn của cuộc CMKH-KT hiện nay. Nó thâm nhập và chi phối hầu hết các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ trong sản xuất, giáo dục, đào tạo và các hoạt động chính trị, xã hội khác. Trong giáo dục – đào tạo, ICT được sử dụng vào tất cả các môn học tự nhiên, kỹ thuật, xã hội và nhân văn. Hiệu quả rõ rệt là chất lựơng giáo dục tăng lên cả về mặt lý thuyết và thực hành. Vì thế, nó là chủ đề lớn được tổ chức văn hóa giáo dục thế giới UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI và dự đoán “sẽ có sự thay đổi nền giáo dục một cách căn bản vào đầu thế kỷ XXI do ảnh hưởng của CNTT ”. Như vậy, ICT đã ảnh hưởng sâu sắc tới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là trong đổi mới phương pháp DH (PPDH), đang tạo ra những thay đổi của một cuộc cách mạng giáo dục, vì nhờ có cuộc cách mạng này mà giáo dục đã có thể thực hiện được các tiêu chí mới:
Học mọi nơi (any where)
Học mọi lúc (any time)
Học suốt đời (life long)
Dạy cho mọi người (any one) và mọi trình độ tiếp thu khác nhau
2. Thay đổi vai trò của người dạy, người học, đổi mới cách dạy và cách học.
Ở nước ta, vấn đề ứng dụng ICT trong giáo dục, đào tạo được Đảng và Nhà nước rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết. Các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã thể hiện rõ điều này, như: Nghị quyết CP của Chính phủ về chương trình quốc gia đưa công nghệ thông tin (CNTT) vào giáo dục đào tạo (1993), Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII, Luật giáo dục (1998) và Luật giáo dục sửa đổi (2005), Nghị quyết 81 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo, Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010,…
Quyết định số 698/QĐ-TTg ngày 1/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;
 Chỉ thị số 15/CT-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT ngày 30/9/2008 của Bộ trưởng Bộ GDĐT về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-2012;
Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 6 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Thông tư số 08/2010/TT-BGDĐT ngày 01/03/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về sử dụng phần mềm tự do mã nguồn mở trong các cơ sở giáo dục.
Trong Nghị quyết Trung ương II, khoá VIII Đảng và Nhà nước ta khẳng định, phải “đổi mới phương pháp giáo dục – đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương pháp hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho HS,...
Chỉ thị số 29 của Bộ Giáo dục – Đào tạo (ngày 30/7/2001/CT) về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001 – 2005 nêu rõ “CNTT là phương tiện để tiến tới một xã hội hóa học tập”, nhưng “giáo dục và đào tạo phải đóng vai trò quan trọng bậc nhất thúc đẩy sự phát triển của CNTT ”.
Trong “Chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo đến năm 2010” của Bộ Giáo dục – Đào tạo đã yêu cầu ngành giáo dục phải từng bước phát triển giáo dục dựa trên CNTT, vì “CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống giáo dục, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học
3. Tính sư phạm trong việc ứng dụng CNTT vào dạy học
Đối với nghề dạy học, tiêu chí của bài học không giống như những bài thuyết trình, những bản báo cáo. Đối tượng dạy học lại hoàn toàn không như các đối tượng Hội nghị, Hội thảo. Cho nên, việc chuẩn bị một bài giảng có ứng dụng CNTT cần đảm bảo không những tính nội dung (khoa học) mà còn phải đặt mạnh tiêu chí về tính sư phạm. Tính sư phạm ở đây bao gồm: sự phù hợp về mặt tâm sinh lí học sinh (HS), tính thẩm mĩ của trang trình chiếu, sự thể hiện nhuần nhuyễn các nguyên tắc dạy học và các phương pháp dạy học (PPDH). Vì vậy, người giáo viên (GV) muốn sử dụng CNTT để dạy học có hiệu quả thì không những phải có kiến thức tối thiểu về các phần mềm (không phải chỉ đơn thuần là “viết” chữ lên các trang trình chiếu) mà còn cần phải có ý thức sư phạm, kiến thức về lí luận dạy học và về các PPDH tích cực, sau đó mới là sự linh hoạt và sáng tạo trong thiết kế các trang trình chiếu sao cho hấp dẫn một cách có ý nghĩa.
Sử dụng máy tính để dạy học là một trong những hướng thay đổi PPDH trong nhà trường chúng ta hiện nay, trong đó, việc giảng bằng các trang trình chiếu PowerPoint đang được nhiều GV trường THPT thực hiện. Đương nhiên, không phải và cũng không cần thiết biến mọi tiết dạy trở thành giờ học bằng máy tính, cho dù ở trường nào đó có đủ khả năng về cơ sở vật chất cũng như các kĩ năng thích hợp cho công việc. Mỗi giáo viên cần chọn tiết học sao cho nếu đưa nó lên trang trình chiếu PowerPoint thì sẽ tận dụng được tối đa ưu việt của máy tính về phương diện cung cấp thông tin cho người học, về tính hấp dẫn của của bài giảng, chí ít cũng có hiệu quả hơn bài giảng với bảng viết thông thường. Cần tránh việc chạy theo phong trào để rồi bài giảng thiếu chất lượng, lạm dụng các hiệu ứng trong phần mềm PowerPoint làm người học bị phân tán sự chú ý. Cũng không nên tầm thường hoá việc dạy bằng PowerPoint. Nhiều người quan niệm trang trình chiếu chẳng qua là thay bảng đen, thậm chí không bằng bảng đen (vì họ không được viết xóa thoải mái như dùng bảng đen). Cái “lí” của họ cũng có thể đúng, bởi vì thực tế, một số GV dạy bằng PowerPoint nhưng cuối cùng HS chẳng ghi được gì vào vở, không thu nhận được kiến thức gì quan trọng ngoài sự “thú vị” một cách chung chung!
        Như vậy có nghĩa là, sử dụng máy tính để dạy học phải đạt được yêu cầu cao nhất là:hiệu quả giờ học.
4. Giải pháp để phát huy tối đa hiệu quả của ứng dụng CNTT trong dạy học.      
   Để sử dụng có hiệu quả phần mềm PowerPoint, soạn giáo án điện tử và các phần mềm khác .Với những vấn đề đó phương án sử dụng phần mềm để hỗ trợ việc ứng dụng CNTT trong soạn bài giảng điện tử (E- learning ) đó là phần mềm CAMTASIA STUDIO 6 .
   
5. Một số ứng dụng của phần mềm Camtasia Studio 6.
a. Ghi hình lại mọi thứ 
Dễ dàng tạo các video hướng dẫn, giải thích, các khóa học trực tuyến,…khả năng của chương trình là không giới hạn. Kết nối với người học thông qua các phim ghi hình màn hình, âm thanh, tường thuật giọng nói, PowerPoint, các video hình trong hình và webcam.
- Khởi động chương trình trên hộp thoại Welcome chọn tính năng Record the Screen để bắt đầu một dự án mới (xem hình 1)
Hình 1: Giao diện khởi động của Camtasia studio 6
- Thiết lập các tùy biến
Trên cửa sổ màu đen hiện ra của CS6 lần lượt thiết lập các chức năng tùy biến để tiến hành thao tác quay phim.
 
Hình 2: Hộp thoại Camtasia Recorder của CS 6   
1. Full Screen:Thu hình trong phạm vi toàn màn hình.
2. Custom:Thu hình trong cửa sổ chỉ định với kích thước định trước (có thể thay đổi tùy biến kích thước này).
3. Select: Thu hình trong phạm vi tùy biến thiết lập của người dùng.
4. Audio: Điều chỉnh chất lượng âm thanh cho đoạn phim.
5. Camera: Quay và đưa vào thêm video clip từ bên ngoài thông tin qua Camera hay web cam có kết nối với PC,
-Thêm một số hiệu ứng
 Ngoài ra bạn vào menu Effects để tùy chỉnh thêm một số hiệu ứng phụ khá hữu ích thay cho sự mặc định của chương trình.
    *  Effects > Sound > Mouse Click Sounds: để trong đoạn phim các thao tác nhấp chuột điều khiển đều có âm thanh tương ứng.
    *  Effects > Cursor > Highlight Cursor and click: tạo ra hiệu ứng ánh sáng gây sự chú ý tại vị trí con trỏ chuột trong đoạn Video Clip, xem hình 3.
 
Hình 3: Chọn hiệu ứng cho con trỏ chuột
   * Ở đây chúng ta chọn chức năng Select, Drag chuột trái để vẽ ra vùng giới hạn cần quay phim.
   * Nhấp nút REC màu đỏ trên thanh Camtasia Recorder để bắt đầu dựng phim. Tiến hành tuần tự các thao tác với chuột và lồng tiếng trên Mic sao cho thật nhịp nhàng và khớp với nhau.
   * Nhấn F10 để kết thúc quá trình làm phim, sau đó xem lại đoạn phim vừa làm trên giao diện Media của CS6,
Nhấp nút Save để lưu lại dự án của đoạn Video vừa dựng (tập tin dự án sẽ có phần mở rộng .camrec).
   * Lúc này bạn đóng thanh công cụ Camtasia Recorder để quay về giao diện chính của CS6, bạn Drag chuột trái để rê đoạn Video Clip từ khung Clip Bin bên trên xuống khung Video phía bên dưới để bắt đầu tiến hành các thao tác xử lý hiệu ứng và kỷ xảo
Thêm hiệu ứng:
 * Viết chú thích lên đoạn phim:
   + Trên cửa số giao diện chính trong mục Edit nhấp chọn chức năng Caption.
   + Trong khung thoại Open Captions, nhập đoạn chú thích cần hiển thị trên đoạn phim vào cửa sổ nơi con trỏ chuột nhấp nháy phía bên dưới.
   + Nếu quan sát ở cửa sổ Preview thấy đoạn chú thích hiển thị chưa được đẹp, nhấp chọn nút công cụ Overlay ở mục Options.
 Hình 4. Thêm chú thích Captions
Nút công cụ Overlay để đưa đoạn chú thích lồng hẳn vào biên dưới của phim, chứ không chừa khoảng đen phía biên dưới như mặc định.
 Thông số trong khung Width (in chars) càng lớn thì kích thước của dòng chữ chú thích sẽ càng nhỏ.
   + Nhấp Finished để kết thúc quá trình chèn ghi chú
- Trên hộp thoại Welcome chọn tính năng Record PwerPoint để bắt đầu quay chương trình PowerPoint .
 
 Hình 5: Quay lại chương trình PowerPoint thành video hướng dẫn của Camtasia studio 6
Ghi hình trong hình
Với ứng dụng này giáo viên có thể dễ dàng quay lại một đoạn, video hoặc một chương trình tivi online ưa thích mà không cần thêm bất cứ một phần mềm nào khác .
 Hình 6. Thu hình từ chương trình Tivi online
- Hiệu chỉnh lại đoạn phim ghi được
Hình 7: Ghi trích đoạn phim
Đoạn phim ghi được có thể bị một vài lỗi nhỏ, và với công cụ này chúng ta có thể sửa lỗi để làm hoàn chỉnh hơn sản phẩm của mình.Biên tập và tăng cường video với các callout, tiêu đề, credit, phóng hình, giãn hình, quay hình và các bản nhạc bổ sung.
 
Hình 8 Xuất phim
- Xuất đoạn phim ra một định dạng theo yêu cầu.
Sau khi đã chỉnh sửa ưng ý, chọn một định dạng để xuất ra theo yêu cầu công việc. Dạng video thuờng hay dạng Flash,avi,các dạng ảnh động Gif hoặc cũng có thể là dạng video streaming.Xuất bản ra dạng QuickTime và hàng loạt các định dạng video khác, sau đó chia sẻ trên mạng, CD hay DVD. chúng ta có thể sử dụng trình Production Wizard để hỗ trợ trong việc lựa chọn định dạng và các thiết lập phù hợp nhất trong việc chia sẻ với người học, hay chúng ta có thể có quyền kiểm soát hoàn toàn các bộ mã hóa/giải mã audio và video cũng như chất lượng, tốc độ khung hình, độ sâu màu, thêm thắt hay loại bỏ các hiệu ứng đặc biệt.
- Chia sẻ và trình chiếu giáo án điện tử
 Camtasia Studio hỗ trợ vô số cách để đưa sản phẩm trực tiếp đến những người mà mình muốn giới thiệu (CD, DVD) hoặc gián tiếp qua Internet (web, email).
 
Hình 9: Lựa chon hình thức xuất phim
- Các bước tiếp theo có thể tuỳ chọn lại một số định dạng cụ thể hơn cho tập tin Video, các bước này bạn tự thiết lập rồi nhấp nút Next.
- Đến cửa sổ sau củng nhấp Finished để chương trình bắt đầu xuất ra tập tin kết quả.
 
Hình 10: chu trình xuất phim
  1. Điều kiện cài đặt chương trình
·                     Ổ cứng cài đặt còn trống 40MB
·                     Ram 256 MB trở lên
·                     Tương thích với mọi Windows
·                     Link  Download: http://www.mediafire.com/?m1vjwjmnttd (40.8MB)
·                     Để áp dụng hết các tính năng của chương trình cần có thêm Webcam, có microphone, loa.
7.Cài đặt.
Chạy tập tin Camtasia.exe
Màn hình xuất hiện khung hình (windows vista hoặc windows7)
 Click vào Run
 Click Next
 Đánh dấu tích vào I acceeppt the license agreeement rồi nhấn Next
 
Khung hình xuất hiện như trên đánh dấu vào 30 day evaluation là bản dùng thử 30 ngày . Đánh dấu vào ô Licensed - I have a key nhập tên bất kỳ và bộ key của nó vào và ấn Nex.
 
Xuất hiện khung hình trên và ấn Next
 Xuất hiện khung hình trên cho ta tùy chọn cài đặt
·         Khởi động chương trình sau khi cài đặt
·         Biểu tượng lối tắt trên màn hình máy tính
·         Giới thiệu sản phẩm tới trang web sau khi cài đặt
·         Chạy chương trình và ghi hình khi khởi động window
 
Nhấn Next bắt đầu cài đặt chương trình và chờ chương trình cha
Chạy xong chương trình xuất hiện khung hình:
Nhấn Finish và kết thúc cài đặt.
 Sau khi cài đặt xong nếu chọn vào ô xuất hiện lối tắt trên màn hình sẽ xuất hiện biểu tượng này .
 
Nhấn đúp chuột vào biểu tượng và bắt đầu sử dụng chương trình .
8.       Ví dụ .
Chúng ta cần một đoạn phim để chèn vaò Powerpoint .
Bước 1: khởi động phần mềm camtasia studio6
Bước 2: khởi động chương trình truyền hình hoặc chương trình video ưa thích.
Bước 3: nhấn vào các tùy biến để chọn vùng ghi hình và các hiệu ứng khi quay.
 
Bước 4: click vào rec và bắt đầu thu chương trình.
 
Bước 5: Muốn kết thúc đoạn phim cần ghi click vào stop.
 
 
Màn hình preview xuất hiện cho ta xem lại đoạn phim vừa thu.
Click produce biên tập phim để lưu click Save lưu lại đoạn phim vừa thu.
 Bước 6: Biên tập đoạn phim vừa lưu thành phim và xuất ra định dạng tùy theo mình lựa chọn.
 
Bước 7 : Chèn đoạn phim vào Powerpoint với định dạng tương thích với chương trình PPt.
Việc ứng dụng các phần mềm vào để soạn giáo án nhất là các bài giảng điện tử rất nhiều nhưng với phần mềm Camtasia studio 6 của Techsmith này nó đã đem lại sự thuận tiện cho người giáo viên trong soạn giáo án nó không mất nhiều thời gian, không đòi hỏi người giáo viên phải có một trình độ tin học thật cao không cần phải có một máy tính có cấu hình mạnh và một phần mềm làm phim, một phần mềm ghi lại chương trình tivionline... đặc biệt ở phần mềm này đó là người giáo viên có thể chia sẻ với học sinh bài giảng của mình thông qua một video tường thuật với đầy đủ nội dung bài giảng và lời giảng kể cả hình ảnh của người giáo viên và lớp học qua camera và micro được gắn với máy tính.Qua đó người giáo viên có thể dạy cho học sinh bất cứ ở đâu qua điện thoại ( cho chương trình video vào thẻ nhớ điện thoại) qua đĩa hình, qua internet...nơi không có máy chiếu projecter...
 Yên Thành, ngày 07 tháng 02 năm2013
Vương Đình Hội
Trường THPT Nam Yên Thành - Nghệ An

Vài giải pháp đề xuất cho việc dạy và học môn Lịch sử

Vài giải pháp đề xuất cho việc dạy và học môn Lịch sử

Thứ tư, 16/04/2008, 18:03 - Nguồn: DanTri.com.vn

Tượng đài vua Quang Trung tại Gò Đống Đa (Hà Nội). (Ảnh: Báo Bình Định)
(Dân trí) - Thiết nghĩ các môn học tự nhiên đều được đầu tư các dụng cụ thí nghiệm đắt tiền, vậy tại sao lại không đầu tư cho môn Lịch sử?
Việc dạy và học Lịch sử hiện nay đang là một vấn đề nóng bỏng được xã hội đặc biệt quan tâm. Những lỗ hỏng lớn về kiến thức lịch sử của giới trẻ đang rung lên những hồi chuông cảnh báo nguy cơ lịch sử vẻ vang của một dân tộc sẽ bị chôn vùi trong làn sóng kinh tế thị trường. Vậy đâu là giải pháp cho công trình san lấp ấy?
Xây dựng mô hình minh họa
Việc dạy và học Lịch sử ở các trường phổ thông lâu nay vẫn theo phương pháp truyền thống. Chỉ là những bài giảng suông với hàng loạt những sự kiện và con số khô khan được nhồi nhét vào đầu học sinh. Chính điều này gây nên sự chán nản và đối phó trong việc học sử. Giáo dục nước ta đang cần một phương pháp đổi mới theo hướng cải tiến bài giảng bằng những mô hình minh họa theo thiết kế và dàn dựng trong các viện bảo tàng, điều đó sẽ tạo nên một không khí thoải mái, hấp dẫn học sinh.
Thiết nghĩ các môn học tự nhiên đều được đầu tư các dụng cụ thí nghiệm đắt tiền, vậy tại sao lại không đầu tư cho môn Lịch sử? Trong khi đó, một mô hình lịch sử còn đơn giản và rẻ hơn nhiều so với một kính hiển vi hay một máy phát điện.
Ngoại khóa với các cựu chiến binh
Bên cạnh những giờ học trên lớp, ngoại khóa là điều cần thiết để giải tỏa những căng thẳng và bổ sung thêm nhiều kiến thức cho học sinh. Những câu chuyện, những kỉ niệm chân thực về một thời lửa đạn được các nhân chứng sống kể lại sẽ thu hút học sinh đến với lịch sử. Họ sẽ hứng thú để cảm nhận về quá khứ hào hùng của cha ông. Bên cạnh đó là những tiết mục văn nghệ ,những vở kịch, những bài hát mang đậm tính lịch sử. Tất cả sẽ thấm dần vào nhận thức của học sinh chứ không phải là nhồi nhét một cách thụ động, tiêu cực.
Cải tạo, nâng cao kiến thức lịch sử bằng điện ảnh
Ai cũng công nhận một thực tế rằng: phim cổ trang Trung Quốc được sản xuất với một khối lượng lớn và đang được công chiếu ở hầu khắp các quốc gia (trong đó có Việt Nam). Những bộ phim mang màu sắc lịch sử này đang góp phần giáo dục cho giới trẻ Trung Quốc những kiến thức về nền văn hóa lâu đời của dân tộc. Và nó cũng góp phần quảng bá nền văn hóa Trung Hoa ra trường quốc tế, đó cũng là lời giải thích cho vấn đề tại sao giới trẻ Việt Nam lại biết nhiều về lịch sử Trung Quốc hơn là lịch sử nước nhà. Một cậu bé lớp 5 có thể nắm rất rõ những triều vua nhà Thanh, những trận đánh lịch sử trong Tam Quốc…nhưng không biết gì về vua Quang Trung và những trận đánh thần tốc của người anh hùng áo vải. Truyền hình Việt Nam đang thưa dần những bộ phim về thời chiến, thay vào đó là sự lên ngôi của những bộ phim về thời kinh tế thị trường mở cửa. Được biết, ngành điện ảnh Việt Nam sẽ xây dựng nhiều khu phim trường lớn và hy vọng những bộ phim về lịch sử cổ trang Việt Nam sẽ xuất hiện nhiều hơn trên truyền hình để góp phần giáo dục lịch sử cho toàn xã hội.
Lịch sử là cái hồn của dân tộc, là nguồn cội của sự phát triển đi lên, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam
Một dân tộc phát triển là một dân tộc biết gìn giữ và phát huy những truyền thống lịch sử, nhiệm vụ ấy đang đặt nặng trên” đôi vai” ngành giáo dục nước nhà.
Nguyễn Tấn Tài

Vì sao chất lượng dạy và học môn lịch sử thấp?

Vì sao chất lượng dạy và học môn lịch sử thấp?

Theo kết quả công bố điểm thi tuyển sinh đại học của một số trường năm nay thì điểm thi môn Lịch sử được xem là thấp không ngờ, ngay cả khi so sánh điểm thi môn Lịch sử với những bộ môn khác của khối C như Địa Lí, Ngữ Văn.
Đây không phải là điều gì mới mẻ bởi tình trạng này đã diễn ra từ nhiều năm nay, theo thông kê năm 2005 có 58,5% số bài thi môn Lịch sử bị điểm 1 trở xuống, năm 2006 điểm trung bình các bài thi là 1,96, thấp nhất trong số các môn thi vào ĐH, năm 2007 điểm dưới trung bình chiếm 95,74%. Với những kết quả thi như trên chúng ta có thể thấy rõ một sự thật là chất lượng dạy và học môn Lịch sử ở trường Phổ thông hiện nay thấp, nếu như không muốn nói là rất thấp.
 
Vậy tại sao chất lượng môn Lịch sử lại thấp như vậy? Lỗi do giáo viên, học sinh hay trương trình, sách giáo khoa… hay do tất cả, và nếu là tất cả thì mỗi một yếu tố trên ảnh hưởng cụ thể là như thế nào? Đây là điều mà đã có rất nhiều học giả, giáo viên lên tiếng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một lí giải nào toàn diện, hầu hết chỉ đưa ra được một vài nguyên nhân nào đó, và do vậy  thường là phiến diện bởi đa số những người lên tiếng lại là những người ngoài ngành hoặc là không trực tiếp đứng lớp giảng dạy Lịch sử ở trong trường Phổ thông.
 
Nhìn chung, dư luận xã hôi cho đều rằng học sinh chán ghét môn Lịch sử, giáo viên dạy không hấp dẫn và học lịch sử chẳng để làm gì, còn trong trường học môn Lịch sử lại là môn cứu cánh cho những kì thi Tốt nghiệp (thiếu nghiêm túc).
 
Đúng là hiện nay học sinh về cơ bản là không thích học môn Lịch sử, và do vậy đương nhiên điểm môn sử sẽ không thể cao được. Mà nếu có cao đi nữa thì đó chắc chắn là một điều bất bình thường. Vậy thì tại sao một môn học đáng lẽ ra phải là một trong những học môn học hấp dẫn người học nhất lại trở thành một trong những môn học “đáng sợ” nhất của học sinh?
 
Với kinh nghiệm gần mười năm đứng trên bục giảng và với sự hiểu biết còn hạn chế của một giáo viên dạy sử ở trường Trung học Phổ thông tôi xin được nêu ra một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên:
 
1. Không có giá trị sử dụng.
 
Học Sử hoặc những ngành phải thi môn Sử thì rất khó kiếm việc làm, mà nếu có việc làm đi nữa thì đó là những việc kiếm ra rất ít tiền. Đó là chưa kể tới việc để có được việc làm họ còn phải mất một khoản tiền không nhỏ để xin việc vì hầu hết những công việc phù hợp với ngành học thường là những công việc làm ở cơ quan nhà nước. Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng là có ít nhất 96% số người làm vì tiền và chỉ muốn làm những việc kiếm ra nhiều tiền. Do đó môn Sử không hấp dẫn họ, hay nói đúng hơn là họ không có động lực để học Sử.
 
2. Sách giáo khoa.
 
Ai cũng biết ở Việt Nam tuyệt đại đa số học sinh khi đến trường học thì tài liệu gần như duy nhất để học là sách giáo khoa (tài liệu tham khảo nếu có chỉ là những cuốn sách ôn thi).
 
Mà sách giáo khoa thì như thế nào? Tôi đã từng đọc hầu hết sách giáo khoa Lịch sử từ lớp 4 đến lớp 12 đang sử dụng hiện nay, và có thể nói một điều là kinh khủng! Sách rất mỏng, ít trang nhưng người ta đưa vào đó một khối lượng kiến thức khổng lồ với đầy dẫy những số liệu mà đến ngay cả giáo viên nếu có nhớ được thì cũng sẽ là thiên tài! Chưa hết, ngôn ngữ thì vô cùng khô khan, câu từ thì cộc lốc, mỗi đoạn thường thì chỉ dăm bảy câu là hết. Và còn vô vàn những thuật ngữ, thậm chí nhiều thuật ngữ khó đến mức giáo viên khó mà giải thích đến nơi, đến chốn được. Đọc sách Sử mà tôi có cảm giác như đang đọc một cuốn sách lí luận. Ngay một giáo viên Sử khi đọc nhiều khi còn cảm thấy như một cực hình, do đó sẽ không có gì là lạ nếu học sinh không muốn đọc nó.
 
Tôi cũng đã đọc sách lịch sử dành cho học sinh phổ thông nước Pháp và sách của Nguyễn Hiến Lê viết cho học sinh miền Nam trước năm 1975. Đó là những cuốn sách vô cùng hấp dẫn và dễ hiểu, chỉ cần không ghét môn Sử thì khi đọc nó không ai muốn rời quyển sách ra khỏi tay khi chưa đọc xong, mà nếu có ghét đi chăng nữa thì đọc nó rồi sẽ phải suy nghĩ lại. Còn về sách tham khảo, sách Lịch sử đang được bán ở các hiệu sách thì cũng chẳng hơn là bao khi mà rất hiếm có được một cuốn sách hay, chất lượng nếu tác giả của cuốn sách đó là người Việt Nam. Nhà sử học Nguyễn Khắc Thuần đã từng phải thốt lên “học sinh không thích học sử, học văn, ta phải mừng vì sách sử, sách văn hiện quá lôm côm “.
 
3. Thời lượng dạy trên lớp quá ít.
 
Nói điều này sẽ có nhiều người cười, vì môn nào chả kêu là được dạy quá ít, và có môn nào là không kêu gào để được tăng tiết dạy đâu. Ở đây tôi chỉ lấy một ví dụ. Theo GS TSKH Vũ Minh Giang (hiện là Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội) trong một lần phát biểu trên trương trình 8h tối thứ 6 ngày 5/9/2008 của kênh VTV2 ông nói rằng ở Mĩ, Pháp trong trường Phổ thông học sinh được học 4, 5 tiết/tuần. Còn ở Việt Nam 3 năm THPT học sinh chỉ được học 140 tiết/105 tuần,  trung bình chưa đầy 1,5 tiết/tuần. Thật là kì lạ là ở Việt Nam rất coi trọng chính trị, và môn sử là môn gần chính trị nhất, vậy mà môn Sử lại là môn bị đối xử bạc nhất. Có lẽ tại Mĩ, Pháp kém văn minh hơn ta cho nên họ cần phải học sử nhiều vì sự hiểu biết nhiều hay ít về Lịch sử được coi là một tiêu chí đánh giá trình độ văn minh của một  quốc gia mà!
 
4. Quan điểm lịch sử thiếu khách quan, khoa học.
 
Với việc coi môn Sử là một môn dạy phải phục vụ mục đích chính trị nên nội dung kiến thức được viết ra theo quan điểm của Đảng và nhà nước, và do đó không cho phép giáo viên, học sinh có quan điểm khác. Đây là một điều cần phải xem xét lại! Bởi vì điều này sẽ hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của học sinh, biến học sinh thành cái máy dập khuôn theo những gì thầy cô(mà thực chất là sách) nói. Lịch sử là một môn khoa học xã hội và nhân văn, mà đã là môn khoa học xã hội và nhân văn thì không thể có đúng hay sai tuỵệt đối được(các môn khoa học khác cũng vậy nhưng không rõ ràng bằng). Lịch sử là khách quan, nhưng nhìn nhận lịch sử là chủ quan. Không thể nói rằng tôi thấy nó đúng thì bắt mọi người cũng phải công nhận là đúng được. Thế là học sinh khi đọc sách sử chỉ thấy ta đúng họ sai, ta tốt họ xấu, ta thắng họ thua, ta sống họ chết… Cho nên học sinh thường chỉ được biết và hiểu theo hướng một chiều hết sức phiến diện và đương nhiên là theo quan điểm của người khác. Vẫn biết là khi dạy thì cần phải định hướng cho học sinh nhưng điều đó không có nghĩa là áp đặt hoàn toàn mang tính chất bắt buộc được.
 
5. Giáo viên thiếu tâm huyết.
 
Dạy lịch sử cần có tâm huyết, yêu nghề thì mới dạy hay được. Nhưng hiện nay giáo viên nói chung và giáo viên dạy Lịch sử nói riêng hầu hết là không tâm huyết với nghề. Lí do chính là công việc này không mạng lại thu nhập đảm bảo cuộc sống. Sẽ không quá khi nói rằng giáo viên hiện nay có thể chia làm 4 loại nếu xét về nguồn thu nhập: thứ nhất là những giáo viên coi việc dạy học trên lớp là phụ dạy thêm là chính; thứ hai là những giáo viên coi dạy học là phụ kinh doanh ngoài là chính; thứ ba là những giáo viên coi dạy học là chính và không làm thêm (những người này hoặc là không muốn hoặc là không biết làm thêm việc gì nên họ thường là nghèo); thứ tư là những giáo viên coi day học là chính (những người này thường là giáo viên nữ có chồng giàu có và do vậy đương nhiên là họ cũng chẳng chí thú gì việc dạy học). Như thế có thể thấy rất ít giáo viên tâm huyết với nghề và do đó bài giảng thường thiếu đi sự hấp dẫn người học, trở nên khô khan thiếu sức thuyết phục.
 
6. Không được xã hội coi trọng đúng mức.
 
Trong trường học môn Sử luôn bị coi là môn phụ, thường bị lãnh đạo và đồng nghiệp và kể cả xã hội nhìn bằng ánh mắt thiếu thiện cảm (vì những giáo viên dạy Toán, Lí… có giá hơn!). Còn học sinh và phụ huynh thì có suy nghĩ đơn giản rằng học Sử chẳng có ích gì vì nó không phục vụ cho việc thi và kiếm tiền sau này.
 
Đọc văn kiện Đại hội Đảng chúng ta cũng thấy Đảng và nhà nước cũng đã nhận ra điều này và nhấn mạnh là phải coi trọng và tăng cường các môn khoa học xã hội và nhân văn trong trường học nhưng sau mỗi lần cải cách giáo dục và thay sách người ta lại thấy những môn này bj hạ thấp hơn. Có lẽ những điều được nói ra và đưa thành khẩu hiệu là những điều người ta không bao giờ làm! (Nguyên nhân này không khó hiểu. Lấy một ví dụ: Ở Hoa Kì để trở thành một viên chức nhà nước ứng viên phải vượt qua một bài kiểm tra kiến thức Lịch sử, và để được bổ nhiệm một chức vụ cao hơn hay ứng cử một vị trí nào đó như nghị sĩ chẳng hạn thì người ta cũng phải vượt qua bài kiểm tra kiến thức Lịch sử, vị trí càng cao thì mức độ khó cũng cao hơn, do đó đương nhiên bài kiểm tra dành cho ứng viên Tổng thống là khó nhất. Lãnh đạo hiểu biết về Lịch sử, hiểu được giá trị của bài học Lịch sử cho nên sẽ không có gì là ngạc nhiên khi Hoa Kì chỉ có hơn 200 năm Lịch sử lại coi môn Sử là một trong những môn quan trọng nhất ở trường Phổ thông).
 
7. Phương pháp dạy học lạc hậu.
 
Đây là nguyên nhân dễ nhận thấy nhất và cũng được nói đến nhiều nhất nhưng mặt khác cũng là nguyên nhân khó khắc phục nhất. Và khi nhắc đến nguyên nhân này thì người ta chỉ làm một việc đơn giản duy nhất là đổ lỗi cho giáo viên. Nhưng thực chất giáo viên chỉ là người chịu hậu quả của một nền giáo dục lạc hậu đã kéo dài mà thôi. Tất cả Giáo viên đều biết rất rõ về điều này nhưng họ gần như không có lựa chọn khác.
 
Phương pháp day học truyền thống và vẫn phổ biến hiện nay là thầy giảng rồi đọc cho trò chép. Mặc dù trong mâý năm gần đây Bộ Giáo dục có tiến hành cải cách, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, chủ động đối với người học, lấy người học làm trung tâm và triển khai rất quyết liệt đến giáo viên nhưng đến bây giờ có thể khẳng định rằng trương trình đổi mới phương pháp dạy học vẫn chỉ được thực hiện trên lí thuyết và khẩu hiệu.
 
Thực tế là rất khó có thể áp dụng đổi mới phương pháp dạy học được vì trương trình, điều kiện hiện nay không cho phép mặc dù hầu hết giáo viên đều rất muốn. Có cả ngàn lí do cản trở việc thực hiện đổi mới phương pháp, ở đây tôi chỉ nêu ra 2 lí do chính:
 
1, Áp lực thi cử(đúng hơn là áp lực thành tích), nếu không đọc cho trò chép thì trò không ghi chép được và do đó chẳng biết học như thế nào để phục vụ cho những bài kiểm tra mà nếu như không thuộc thì không làm được;
 
2, Bài học quá dài, thời lượng 1 tiết là 45 phút nhưng nhiều bài dài đến 7, 8 trang SGK(khổ 17 x 24cm) với cả gần chục đề mục, trong khi giáo viên rất khó có thể lược dạy hay cho học sinh tự học vì sợ thi vào học sinh không làm được và  đến khi đó họ lại phải chịu trách nhiệm.
 
8. Trang thiết bị, đồ dùng dạy học thiếu.
 
Ở hầu hết các trường trang thiết bị dạy học Sử đều rất thiếu, đặc biệt là trường dân lập ở các địa phương. Thường thì chỉ có một số ít bản đồ còn mô hình, sa bàn thì hoàn toàn không có. Trong khi chi phí cho một mô hình lịch sử còn đơn giản và rẻ hơn nhiều so với một máy phát điện hay một kính hiển vi. Giáo viên khi lên lớp vẫn thường là phải tự làm ra đồ dùng để phục vụ cho bài dạy của mình.
 
9. Cách thức tổ chức và ra đề kiểm tra.
 
Ở Việt Nam áp lực thi cử đối với học sinh là rất lớn. Sở dĩ có áp lực lớn là vì một phần là do cách tổ chức thi và cách ra đề kiểm tra.
 
Về cách tổ chức thi thì thường là thi cả khối và trộn học sinh các lớp vào với nhau, và ngoài kì thi cuối kì lại còn có cả thi giữa kì, thậm chí có trường còn tổ chức cả kiểm tra 45 phút chung nữa. Điều này gây áp lực tâm lí  nặng nề cho học sinh khi mà vừa mới trải qua kì thi này đã phải chuẩn bị cho kì thi sau.
 
Còn cách ra đề thì thường là thi đề chung của toàn địa phương(tỉnh hoặc huyện), điều này khiến cho Giáo viên buộc phải dạy đầy đủ kiến thức trong sách vì nếu nhỡ thi vào nội dung mà Giáo viên cho học sinh về nhà tự học(vì bài quá dài và trường hợp này thì học chẳng bao gời học) thì học sinh điểm thấp và đương nhiên là họ phải chịu trách nhiệm.
 
10. Dạy đúng phân phối chương trình.
 
Giáo viên buộc phải dạy đúng phân phối chương trình quy định mặc dù hiện nay giáo viên được phép điều chỉnh phân phối chương trình cho phù hợp nhưng sẽ rất phiền phức khi có đoàn thanh kiểm tra đến nên hầu như chẳng ai làm việc này. Trong khi các trường hiện nay đều phân luồng học sinh theo khối thi do đó cách dạy và phân phối chương trình từng lớp cần có sự khác nhau, đặc biệt là khi lên lớp dạy có rất nhiều tình huống phát sinh khiến Giáo viên phải điều chỉnh cho phù hợp. Và hệ quả là Giáo viên thường xuyên phải chạy cho kịp chương trình.
 
Ở các nước phát triển Giáo viên được tuỳ chỉnh chương trình và bài dạy miễn sao đến cuối học kì họ đảm bảo dạy đủ số tiết và hoàn thành chương trình cho nên họ thoải mái thực hiện những ý tưởng dạy học khác nhau hay cùng học sinh giải quyết đến nơi đến chốn một nội dung nào đó của bài học.