Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ CÁC NỘI DUNG CHUẨN BỊ HỘI THẢO DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP CẤP THCS VÀ THPT.


BÁO CÁO THAM LUẬN VỀ CÁC NỘI DUNG CHUẨN BỊ HỘI THẢO DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP CP THCS VÀ THPT.
BÁO CÁO THAM LUẬN
VỀ CÁC NỘI DUNG CHUẨN BỊ HỘI THẢO DẠY VÀ HỌC LỊCH SỬ TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP CP THCS VÀ THPT.

I. Báo cáo tham luận về các nội dung:
1. Thực trạng dạy và  học lịch sử của đơn vị.
          - Ban Giám hiệu quan tâm, chỉ đạo sát sao trong các hoạt động dạy-học bộ môn: Dạy chính khoá, tự chọn và nâng cao cho học sinh theo khối.
          - Đội ngũ giáo viên yêu nghề, có trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác, tích cực học tập, trao đổi chuyên môn và ứng dụng CNTT đổi mới phương pháp.
          - Một bộ phận HS thích học lịch sử và theo khối C. Song đa số HS chưa coi trọng môn lịch sử, đặc biệt là HS theo các khối A,B,D...
2. Dạy và học lịch sử trong thời kỳ Đổi mới và hội nhập cần phải làm gì?        - Cần trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã đổi mới nội dung chương trình dạy học lịch sử, tăng thời lượng cho việc học tập lịch sử thế giới cận hiện đại. Thông qua việc học tập bộ môn lịch sử, học sinh được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể thuận lợi trong quá trình hội nhập thế giới, thích nghi cơ chế thị trường. SGK mới cần được biên soạn theo hướng tăng thêm kênh hình; tiến tới mỗi chương có kèm một đĩa CD hay DVD tư liệu như một số nước trên thế giới đã làm.
- Xã hội, gia đình, GV và HS cần nhìn nhận lại vai trò của bộ môn lịch sử để giáo dục truyền thống, định hướng tương lai.
          - Quá trình dạy học phải lấy HS làm trung tâm, phát huy khả năng sáng tạo, tính tích cực, tự giác, chủ động của HS. GV phải dẫn dắt HS đi tìm chân lí chứ không truyền đạt thông tin một chiều. Đồng thời phải đổi mới cả khâu kiểm tra, đánh giá để thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học.
3. Dạy học tích cực là gì? Làm thế nào để phát huy được tính tích cực của học sinh?
          - Theo quan điểm của dạy học hiện đại, dạy học tích cực là trong quá trình dạy học phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh.
          - Có rất nhiều cách để phát huy tính tích cực của học sinh trong quá trình dạy học mà người GV phải kết hợp một cách nhuần nhuyễn:
          + Dạy học vấn đáp, đàm thoại: GV đặt những câu hỏi để HS trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả GV, qua đó HS lĩnh hội dược nội dung bài học.
          + Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề: HS vừa nắm tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tư duy tích cực sáng tạo, chuẩn bị được một năng lực thích ứng xã hội.
          + Dạy học hợp tác nhóm nhỏ: các thành viên trong nhóm chia sẻ những băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới.
4. Đổi mới kiểm tra đánh giá môn lịch sử sao cho thúc đẩy đổi mới PPDH
          - Triển khai xây dựng ngân hàng câu hỏi để nâng cao chất lượng các đề kiểm tra.
- Các câu hỏi đưa ra cần giảm bớt các câu hỏi tái hiện, tránh tập trung quá nhiều vào việc liệt kê, điểm lại các sự kiện mà cần coi trọng việc phân tích, tìm ra mối liên hệ giữa các sự kiện, phát huy khả năng khái quát, sáng tạo và biết cách hệ thống hóa vấn đề của học sinh.
          - Kiểm tra đánh giá cần phù hợp từng đối tượng học sinh và từng hoàn cảnh nhằm đưa đến một kết quả chính xác nhất. Kết qủa chính xác đó sẽ tác động ngược trở lại quá trình dạy học, giúp điều chỉnh việc dạy học nhằm đạt được các mục tiêu đề ra.
5. Nội dung giảm tải, bố trí lại phân phối chương trình có hợp lý hơn song một số bài còn nặng như bài 16, lịch sử 12.
6. Dạy và học bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi sao cho hiệu quả?
          - Lãnh đạo nhà trường cần có kế hoạch, có tính chiến lược, cụ thể  và chỉ đạo tiến hành thường xuyên. Nhắc nhở, động viên GV và HS nỗ lực cố gắng, không phân biệt môn nào, khối nào, tạo động lực cho một kết quả toàn diện.
          - GV phải thật sự tâm huyết với nghề, có kiến thức, có trách nhiệm, biết cách động viên, khích lệ học sinh tự nguyện theo học môn của mình, hướng dẫn học sinh tỉ mỉ từ cách đọc tài liệu, xác định ý chính, học bài, viết bài ... kể cả những chi tiết nhỏ khi đi thi (chuẩn bị về kiến thức, đồ dùng, tâm lí) tránh tạo áp lực cho học sinh.
          - Học sinh cần chăm chỉ, có thái độ học tập nghiêm túc và quyết tâm cao.
7. Nâng cao chất lượng dạy và học bồi dưỡng ôn thi ĐH, CĐ.
          - Cần quan tâm đến việc ôn luyện kiến thức cho học sinh ngay từ đầu cấp.
          - Trong các tiết học nên giành thời gian giới thiệu cho HS các dạng đề thi liên quan đến nội dung bài học.
 8. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học lịch sử như thế nào là phù hợp?
          - Thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin để tạo hứng thú cho học sinh.       - Coi công nghệ thông tin là một học cụ, tránh việc dùng công nghệ thông tin như một phương tiện thay thế hoạt động của GV.
9. Tại sao HS không thích học môn Lịch sử, chất lượng bài thi môn Lịch sử yếu?
- Môn lịch sử luôn bị coi là môn phụ, là môn thi của những người không học được khối A, B, D và là môn học “thuộc lòng”. Không chỉ phụ huynh, học sinh mà ngay cả nhiều thầy cô dạy các môn tự nhiên cũng đều có quan niệm như vậy. Vì vậy rất khó để học sinh quan tâm học hành tử tế, thầy giáo cũng mất hứng thú sáng tạo trong giảng dạy sao cho tốt.
- Sự lên ngôi của các ngành kinh tế, kỹ thuật và công nghệ ở bậc đại học trong những năm qua cũng góp phần làm hạ thấp vai trò của môn lịch sử nói riêng và các môn khoa học xã hội và nhân văn nói chung. Ngày càng ít học sinh có năng lực đam mê hoặc có mong muốn theo học môn lịch sử.
- Khoa học lịch sử chưa được đối xử như một khoa học thật sự mà nhiều khi chỉ được xem như một công cụ tuyên truyền.
- Cơ hội việc làm của những HS theo khối C ngày càng ít hơn học các khối khác.
- Công tác quản lí, chỉ đạo còn mắc nhiều thiếu sót, nhất là trong việc chỉ đạo đánh giá kết quả học tập của học sinh, chỉ đạo thi cử, nhất là trong kì thi tuyển sinh vào đại học.
- Chương trình giảng dạy và SGK thiếu toàn diện, nặng về quân sự và chính trị, giáo viên dạy lịch sử chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới dạy học, vẫn đang thực hiện cách dạy đơn điệu, một chiều, áp đặt...
II. Nguyên nhân của những hạn chế, biện pháp khắc phục.
          - Nguyên nhân khách quan, chủ quan: Việc đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, đổi mới việc dạy và học đã được ngành giáo dục đặt ra từ lâu, nhưng trên thực tế không phải ở đâu, không phải lúc nào nó cũng được thực hiện một cách nghiêm túc. Nguyên nhân:
          + Về chủ quan: Trình độ của một bộ phận giáo viên còn yếu kém, chưa cập so với yêu cầu. Nhận thức của học sinh, nhất là học sinh vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế…
          + Về khách quan: Cơ sở vật chất, thiết bị, tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy còn nhiều hạn chế. Giáo viên phải kiêm nhiệm một khối lượng công việc lớn. Đời sống của những người làm nghề dạy học còn nhiều khó khăn…
          - Giải pháp để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử:
          + Tiếp tục thực hiện giảm tải chương trình như chủ trương của Bộ GD& ĐT đang tri ển khai.
          + Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.
          + Tiếp tục bồi dưỡng thường xuyên chuyên môn cho giáo viên, đặc biệt là học tập về những phần mềm của chương trình lịch sử. Bản thân giáo viên phải lấy tự học, tự bồi dưỡng làm chính.
+ Tăng cường cơ sở, vật chất cho dạy và học, đầu tư thêm máy chiếu, các bộ phim tài liệu, bộ phim lịch sử làm phương tiện dạy học lịch sử có hiệu quả. Triển khai rộng hơn việc xây dựng phòng học bộ môn lịch sử song song với phong trào xây dựng thư viện trường học thân thiện trong các trường phổ thông.
III. Những đề xuất kiến nghị, đối với Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT.
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho giáo viên.
- Biên chế đủ số lượng giáo viên cần thiết. Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học
- Trong công tác chấm thi HSG không nên cho giáo viên trực tiếp giảng dạy các đội tuyển đi chấm để đảm bảo khách quan, công bằng nhất. Nội dung thi và đáp án cần tuân thủ đúng theo chuẩn và giảm tải.
- Môn lịch sử cần được Bộ Giáo dục Đào tạo đưa vào môn thi bắt buộc trong mỗi kỳ thi tốt nghiệp các cấp thay vì là một môn lựa chọn như hiện nay.
- Nhà nước nên có chính sách đãi ngộ tốt hơn cho những giáo viên nói chung và giáo viên dạy lịch sử nói riêng để họ thực sự yên tâm với nghề.
- Cần có những giải pháp đồng bộ: thay đổi nhận thức về môn học; nâng cao chất lượng biên soạn sách giáo khoa cũng; thực hiện đãi ngộ; tuyển chọn giáo viên dạy Lịch sử và cuối cùng mới là thay đổi phương pháp giảng dạy. Đó là vấn đề về nhận thức chung của xã hội, chứ không phải chỉ của ngành giáo dục và bản thân các giáo viên dạy lịch sử.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét