Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC.


ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC.

1.Thực tiễn việc dạy học lịch sử ở các trường trung học tỉnh Đăk Lăk hiện nay.
Những năm gần đây, việc dạy học lịch sử ở trường trung học đã có nhiều tiến bộ về nhận thức, nội dung và phương pháp dạy học. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề tồn tại, yếu kém, tập trung ở những điểm sau:
Thư nhất, nhiều GV nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học lịch sử (PPDHLS) và hướng đổi mới là phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của HS. Để thực hiện điều này, một số GV đã vận dụng kết hợp các PPDH, trong đó có các biện pháp “hỏi – đáp”. Bên cạnh đó, vẫn còn không ít GV chưa nhận thức được điều này.
Thứ hai, một số GV nhận thức được điểm mấu chốt của đổi mới PPDH là phải thay đổi quan niệm cũ trước đây: chuyển từ vai trò “thầy là trung tâm” sang “trò làm trung tâm” của quá trình dạy học. GV là người hướng dẫn điều khiển quá trình nhận thức của HS. Muốn vậy, phải phát huy các năng lực nhận thức độc lập, phát triển tính tích cực học tập của HS. Song, về biện pháp phát huy tính tích cực trong nhận thức của HS thì chưa tốt. Một số GV quan niệm rằng, đặt nhiều câu hỏi là đổi mới PPDH theo hướng tích cực. Vì vậy, giờ học biến thành giờ “hỏi – đáp” quá căng thẳng, khô khan và làm cho HS ít hứng thú học tập. Bởi vì, hỏi – đáp chỉ là một cách, muốn phát huy cách dạy này phải kết hợp với các phương pháp khác, đặc biệt là những phương pháp bộ môn.
Thứ ba, Một bộ phận GV, nhất là ở các vùng sâu, xa…ít được cập nhật thông tin khoa học, chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của đổi mới PPDH hiện nay. Vì vậy, trong giờ học lịch sử thầy làm việc là chủ yếu, trò thụ động ghi chép còn khá phổ biến. Thậm chí, hiện tượng đọc chép còn tràn lan. Mặt khác, cũng có một bộ phận GV tuy nhận thức được vấn đề đổi mới PPDH nói chung, PPDHLS nói riêng, nhưng lại lấy nguyên nhân HS yếu kém không thể vận dụng các biện pháp đổi mới nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS, nên cũng chỉ đọc chép, không rèn luyện cho các em năng lực tư duy độc lập, chiếm lĩnh kiến thức và trang bị phương pháp học tập tốt.
Thứ tư, hiện nay sách giáo khoa biên soạn theo tinh thần đổi mới, có tính gợi mở, kênh hình tăng lên so với sách cũ, song một bộ phận GV chưa đủ độ sâu về kiến thức để hướng dẫn HS tự học, chưa hiểu hết nội dung kênh hình, nên hiệu quả sử dụng chưa cao.
Thứ năm, ở các trường trung học hiện nay, GV chỉ mới tập trung vào các giờ lên lớp, chưa quan tâm đến các hoạt động ngoài lớp.
Thứ sáu, việc kiểm tra, đánh giá HS còn nặng về ghi nhớ sự kiện một cách cách máy móc, thuộc lòng mà ít chú ý đến các kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra nhận xét, kết luận. Việc kiểm tra chỉ mới hướng đến cho điểm, chưa đánh giá được nhận thức lịch sử của HS, nên ảnh hưởng đến đổi mới PPDHLS và ít tạo được hứng thú học tập lịch sử.
Những tồn tại, yếu kém nêu trên và hạn chế khách quan của việc dạy học lịch sử hiện nay đã làm cho chất lượng học tập lịch sử của HS còn nhiều hạn chế. Số liệu thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT môn lịch sử trong 3 năm học liên tiếp (từ 2005 – 2008) tỉnh Đăk Lăk dưới đây, phần nào cho chúng ta nhận rõ điều đó.
Năm
TS HS dự thi
Điểm từ 0 - 2
Điểm từ
2,5 - 4,5
Điểm từ 5 – 6,5
Điểm từ
7 - 8
Điểm từ
8,5 - 10
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL %
SL
TL%
2005-2006
21.643
788
3,64
5739
26,5
10.353
47,83
4360
20,14
403
1,86
2006-2007
22.079
6635
30,05
7762
35,15
5002
22,65
2056
9,31
624
2,82
2007-2008
27.120
3929
14,48
9449
34,84
8860
32,66
3810
14,04
1072
3,95

2. Đổi mới PPDHLS ở trường trung học.
Trong quá trình dạy học, giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp và kiểm tra, đánh giá có mối quan hệ mật thiết với nhau. Không thể điều chỉnh mục tiêu đào tạo, cải tiến chương trình, nội dung sách giáo khoa mà không đổi mới PPDH và phương thức kiểm tra đánh giá trong dạy học. Vì vậy, để nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử hiện nay theo tinh thần đổi mới giáo dục, việc đổi mới PPDH có ý nghĩa quan trọng.
Đổi mới PPDH nói chung, dạy học lịch sử nói riêng ở trường trung học hiện nay là chuyển từ mô hình dạy học “lấy GV làm trung tâm” sang dạy học “lấy HS làm trung tâm”. Lấy HS làm trung tâm trong dạy học lịch sử thực chất là phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của người học, trong đó chủ yếu là tư duy. Có thể nhận rõ điều này qua sự so sánh phương pháp dạy cũ và phương pháp phát huy tính tích cực của HS trong bảng sau:
Phương pháp dạy học cũ
Phương pháp đổi mới
1. Trình bày miệng
Thầy thông báo, miêu tả, tường thuật, giải thích và tự rút ra kết luận, trò ghi các kết luận.
1. Trình bày miệng
Thầy kết hợp hài hoà trình bày nêu vấn đề với thông báo, gợi mở để trò tự rút ra kết luận cần thiết.
2. Sử dụng đồ dùng trực quan
(bản đồ, tranh ảnh, bảng biểu…)
Mang tính minh hoạ. GV dựa vào đồ dùng trực quan để trình bày kiến thức.
2. Sử dụng đồ dùng trực quan
(bản đồ, tranh ảnh, bảng biểu…)
Như một nguồn kiến thức. GV nêu vấn đề, gợi mở, HS sử dụng đồ dùng trực quan và tự rút ra nhận xét.
3. Các loại tài liệu học tập
- GV lặp lại nguyên xi hoặc tóm tắt SGK, kể chuyện ngoài SGK.
- Sử dụng các tài liệu tham khảo có tính minh hoạ hoặc ít sử dụng tài liệu tham khảo.
3. Các loại tài liệu học tập
- GV lựa chọn kiến thức cơ bản trong SGK để giảng dạy.
- Tăng cường sử dụng tài liệu tham khảo để làm rõ kiến thức cơ bản. GV hướng dẫn, gợi mở để HS làm việc với nguồn tư liệu, rút ra các kiến thức cần nắm.
4. Giảng dạy lí thuyết
- Ít gắn với thực hành.
 - Ít ra bài tập về nhà cho HS
4. Giảng dạy lí thuyết
- Để nâng cao trình độ nhận thức của HS, làm cơ sở để vận dụng những kiến thức đã học vào thực hành.
- Tăng cường ra bài tập về nhà cho HS.
Qua so sánh ở bảng trên cho thấy, ở cột thứ nhất, GV là nguồn kiến thức duy nhất, phần lớn thời gian trên lớp dùng cho GV giảng, HS nghe và ghi lại lời giảng của GV. Các khả năng nhận thức của HS không được phát huy. Đây là mô hình “lấy GV làm trung tâm”.
Ở cột thứ hai, ngoài bài giảng của GV, HS được tiếp xúc với nhiều nguồn kiến thức khác nhau: SGK, tài liệu tham khảo, đồ dùng trực quan, thực tế cuộc sống... các năng lực và phẩm chất trong hoạt động nhận thức của HS có điều kiện phát huy. Đó là mô hình dạy học “lấy HS làm trung tâm”.
Mục tiêu giáo dục nói chung, cấp học nói riêng là cái “đích” phải nhằm tới để đạt được những kết quả trong việc phát triển nhân cách HS về các mặt trí dục, đức dục, mĩ dục.... Dạy học lịch sử ở trường phổ thông phải quán triệt mục tiêu đào tạo chung, phải tiến hành theo Chương trình và SGK.
Để đạt được mục tiêu bộ môn và góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo, dạy học lịch sử ở trường phổ thông phải nâng cao chất lượng dạy học. Song, căn cứ vào thực trạng hiện nay, muốn nâng cao chất lượng dạy học bộ môn cần đổi mới PPDH. Tức là chuyển từ dạy học “lấy GV làm trung tâm” sang dạy học “lấy HS làm trung tâm”.

Thạc sĩ PHẠM ĐĂNG KHOA
Phó Trưởng phòng GDTrH, Sở GD&ĐT Đắk Lắk.
Nguồn: daklak.edu.vn (06/02/2009, 05/08/2009)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét