Chủ Nhật, 11 tháng 8, 2013

Thực trạng dạy học Lịch Sử ở trường phổ thông hiện nay


Thực trạng dạy học Lịch Sử ở trường phổ thông hiện nay


 Võ Minh Tập - DHSP Tp. Hồ Chí Minh

1. Chương trình, sách giáo khoa:

Sách giáo khoa có vị trí rất quan trọng, ở đó có đầy đủ những kiến thức cơ bản, phổ biến nhất giúp học sinh vừa nắm những kiến thức cơ bản, hiện đại, vừa phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu, là phương tiện để học sinh tiếp thu kiến thức mới, ôn tập củng cố những kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi, làm bài tập về nhà. Đồng thời sách giáo khoa cũng là chỗ dựa quan trọng, đáng tin cậy của giáo viên trong giảng dạy.
Hiện nay sách giáo khoa đã được đổi mới theo hướng giảm tải chương trình, đảm bảo tình khoa học, tính khả thi, và sự phân hóa giữa sách giáo khoa theo chương trình chuẩn và sách giáo khoa biên soạn theo chương trình nâng cao. Năm học 2006-2007 và 2007-2008, sách giáo khoa lớp 10 và lớp 11 được ban hành và áp dụng đại trà vào dạy học ở trường THPT trong cả nước. Đối với ban khoa học xã hội, học sinh được học nâng cao ở các môn: Văn, Sử, Địa và sách giáo khoa theo chương trình chuẩn các môn còn lại. Đối với ban khoa học tự nhiên, học sinh được học nâng cao ở các môn: Toán, Lí, Hóa và sách giáo khoa theo chương trình chuẩn các môn còn lại.Còn với ban cơ bản, học sinh được học theo chương trình chuẩn và tùy mỗi trường sẽ tự chọn trong số tám môn học có nội dung nâng cao hoặc tổ chức cho học sinh học bổ sung thêm những nội dung nâng cao từ chương trình chuẩn theo yêu cầu của học sinh.
Theo kế hoạch dạy học ở trường phổ thông, phân phối số tiết cho bộ môn Lịch Sử lớp 10 là 1,5 tiết/ tuần ( kể cả sách giáo khoa cơ bản và nâng cao), lớp 11 là 1,5 tiết/tuần, còn lớp 12 là 2 tiết/ tuần)
Sách giáo khoa Lịch Sử mới được trình bày đẹp hơn, in màu, dễ nhìn, đồng thời có lưu ý đến việc đảm bảo kiến thức cơ bản, hiện đại, sát thực tiễn Việt Nam. Hơn nữa, sách giáo khoa còn đảm bảo tính liên môn sao cho các môn học hỗ trợ lẫn nhau, đặc biệt sách giáo khoa Lịch Sử mới có nội dung lịch sử Việt Nam và thế giới, là một sự tiến bộ so với sách giáo khoa cũ. Đồng thời, trong khi sách giáo khoa cũ chỉ chú trọng đến kênh chữ, kênh hình rất ít và chỉ mang tính chất minh họa, thì sách giáo khoa mới đã khắc phục được hạn chế này.
Tuy nhiên nói như thế không có nghĩa là sách giáo khoa mới không có khiếm khuyết. Sách giáo khoa mới được soạn ra theo xu hướng tinh giảm chương trình, giảm tải gánh nặng cho các em, nhưng thực ra kiến thức lại quá nặng trong khi phân bố chương trình chỉ là 1,5 tiết/ tuần, nhưng lại phân theo chương chứ không phân theo bài, ví dụ như chương 1 phần lịch sử thế giới cận đại gồm ba bài: cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh, chiến tranh giành độc lập của thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, và cách mạng tư sản Pháp và chỉ dạy trong bốn tiết, mà bài cách mạng tư sản Pháp quá dài bắt buộc phải dạy trong hai tiết, tức là hai bài còn lại mỗi bài một tiết, trong khi bài cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh lại nhiều kiến thức nếu dạy trong một tiết bắt buộc giáo viên phải “chạy” để đảm bảo chương trình. Vì vậy, bắt buộc phải có sự đổi mới ở cả giáo viên và học sinh, giáo viên phải có phương pháp dạy học mới và học sinh phải tích cực, chủ động chiếm lấy kiến thức. Nhưng trên thực tế, việc đổi mới phương pháp vẫn chưa được thực hiện một cách đồng bộ.

2. Thực trạng dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay:

“ Bộ môn Lịch Sử luôn giữ vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo học sinh PTTH vì bộ môn Lịch Sử rất có ưu thế trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Do nhận thức chưa đầy đủ hoặc phiến diện về vai trò, ý nghĩa, chức năng của bộ môn lịch sử, nhiều người thậm chí cả những nhà quản lí giáo dục giáo dục đã tỏ thái độ coi thường, không đối xử với bộ môn này như những môn khác. Nhiều nhà quản lí cho rằng, trong thời kì khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng, sử học cũng như các khoa học xã hội nhân văn khác không thể có vị trí ngang hàng với khoa học tự nhiên- kĩ thuật. Ở phương Tây đã có ý kiến về việc “khai tử khoa học lịch sử” và biến môn học này trong nhà trường thành việc kể chuyện lịch sử”[1:6]
Đặc biệt, kết quả của các kì thi tốt nghiệp, và thi tuyển sinh Đại học, số thí sinh đạt điểm môn Sử ở mức yêu cầu là rất thấp
Bảng thống kê tỷ lệ học sinh tốt nghiệp và đạt yêu cầu về bộ môn Lịch Sử trong 4 kì thi tốt nghiệp THPT tại TP.HM
Kì thi
(nămhọc)
Tổng số
thí sinh
Tỷ lệ
tốt nghiệp chung
Tỷ lệ đạt yêu cầu
môn lịch sử
1996-1997
26190
80,66%
84,7%
1997-1998
29205
69,34%
62,48%
1998-1999
32134
92,76%
80,3%
1999-2000
35939
89,3%
93,62%
Bảng thống kê tỷ lệ  bài thi đạt và không đạt yêu cầu môn Lịch Sử qua các kì thi TSĐH vào trường ĐHSP TP. HCM
Kì thi
(năm)
Tổng số
bài thi
Đạt yêu cầu
(từ 5 đến 10 điểm)
Không đạt yêu cầu
(từ 0 đến 4,5 điểm)
Số bài thi
Tỷ lệ
Số bài thi
Tỷ lệ
1995
2121
575
27,11%
1546
72,89%
1998
3186
500
15,69%
1686
84,3%
1999
5809
1585
27,29%
4224
72,71%
2000
11522
4425
38,4%
7097
61,6%
2005
8956
308
3,44%
8648
96,56%
2006
9241
613
6,63%
8628
93,37%

Điều đáng nói ở đây là những em chọn thi khối C tức là em đó có năng khiếu về các môn xã hội cũng như đã có sự chuẩn bị hơn một năm, một khoảng thời gian không phải dài nhưng cũng đủ để cho các em chuẩn bị kiến thức và tâm lí cho kì thi đại học này. Nhưng nguyên nhân lại rất thấp, vậy nguyên nhân là vì đâu.
Thứ nhất, do quan niệm xã hội không coi trọng các môn khối C, chỉ chú trọng các môn khoa học tự nhiên với câu nói cửa miệng “ chuột chạy cùng sào mới vào ban C”.
 Thứ hai, ở trường phổ thông thì môn Lịch Sử được coi là môn phụ, không được các nhà quản lí của trường phổ thông quan tâm chú ý. Thậm chí, nhà trường còn bố trí giáo viên không được đào tạo chuyên ngành để dạy môn Lịch Sử. Việc bố trí dạy học “ trái ngành”, “cưỡng ép” càng làm cho chất lượng dạy học môn Lịch Sử thêm tồi tệ và người ta càng có cớ để coi thường môn Sử[1:6]. Tuy bị coi là môn phụ nhưng tại các kì thi tốt nghiệp, môn Sử được coi là “cứu cánh”, “vớt vát” điểm cho các môn khác. Việc bị coi là môn phụ nên giáo viên dạy Sử cũng bị coi là giáo viên phụ, từ đó dẫn đến việc các em không yêu thích môn Sử, hoặc nếu có yêu thích thì cũng bị bố mẹ cấm cản, có thể học bất cứ môn nào cũng được nhưng không được học môn Sử. Do đó, dẫn đến sự việ một em thích môn Sử và đã thi đậu vào đội tuyển học sinh giỏi của trường nhưng bố mẹ lại làm đơn rút.
Thứ ba, xã hội cho rằng học Sử chỉ cần học thuộc, không cần tư duy, dẫn đến việc học sinh nhàm chán.
Thứ tư, đội ngũ giáo viên ở các trường phổ thông không được đảm bảo, vừa thiếu vừa yếu, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa. Hơn nữa, việc phải lo lắng về đời sống kinh tế khiến giáo viên không quan tâm, chuyên chú trau dồi chuyên môn nghiệp vụ.
Nhiều ý kiến cho rằng thực trạng môn Sử như hiện nay có một nguyên nhân bắt nguồn từ lối dạy đọc- chép, không đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. Tuy nhiên tôi thấy nhiều tiết học diễn ra rất sôi nổi nhưng khi hỏi lại kiến thức cũ nhiều em không nhớ hoặc chỉ nhớ loáng thoáng, mà một trong những nguyên nhân là do học sinh không ôn lại bài cũ, không hệ thống kiến thức, không đặt các sự kiện vào cùng một tọa độ để so sánh, đối chiếu để nhận thức rõ hơn về vấn đề. Vì vậy một trong những nguyên nhân của thực trạng môn Sử hiện nay là ý thức học tập cũng như phương pháp học môn Sử của học sinhTầm quan trọng của dạy học liên môn trong dạy học Lịch Sử
Đối tượng nghiên cứu của khoa học Lịch Sử bao gồm nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quân sự, văn hóa, tư tưởng. Do đó, nghiên cứu, trình bày phải có kiến thức của tất cả các lĩnh vực.
Các khóa trình Lịch Sử ở trường phổ thông trình bày và cung cấp cho học sinh tiến trình lịch sử thế giơi và dân tộc trên tất cả các mặt. Vì vậy để hiểu rõ cũng như tránh nhận thức một cách rời rạc, tản mạn, thì việc chuẩn bị và vận dụng kiến thức liên ngành là rất cần thiết.
Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch Sử nói riêng , nếu kết hợp trình bày miệng với sử dụng đồ dung trực quan, tài liệu tham khảo của các khoa học khác thì bài giảng sẽ hấp dẫn và hiệu quả hơn.
Thực hiện dạy học liên môn trong xây dựng chương trìng, sách giáo khoa, trong dạy học sẽ tránh sự trùng lắp. mất thời gian và tình trạng nặng nề, quá tải đối với học sinh.
Trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học như ngày nay, làm sao vừa có thể đảm bảo chương trình, học sinh vừa hiểu bài, cùng với nó là tạo ra tính tích cực ở học sinh, thiết nghĩ dạy học liên môn là một trong những cách đảm bảo yêu cầu đó
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.          Ngô Minh Oanh- Nhữ Thị Phương Lan- Đào Thị Mộng Ngọc, 2006, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên cốt cán trường THPT, môn Lịch Sử
2.          Lê Vinh Quốc, 2007, Đề cương tóm tắt chuyên đề phương pháp dạy học lịh sử, ĐHSPTPHCM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét